Cập Nhật:2024-12-26 19:14 Lượt Xem:146
Phở Việt được bán ở Hàn Quốc - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tôi còn nhớ lần đầu tiên ăn phở bò là năm tôi 18 tuổi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi rời quê hương đến một thành phố mới để học tiếng Hàn chuẩn bị hành trình mới.
Đêm trước ngày lên trường học tiếng Hàn, tôi vừa nôn nao vừa lo lắng khi lần đầu tiên bước ra khỏi lũy tre làng. Nỗi lo không biết mình có thích nghi với môi trường mới không làm tôi thao thức cả đêm.
Đến ngày nhập học, tầm 6h sáng, chị tôi chở tôi trên chiếc xe máy màu đỏ lên trường.
Hôm đó là đầu tháng 9, trời thu se se lạnh. Ngồi sau chị, tôi ngắm những ngôi nhà đồng lúa xanh bất tận. Trong đầu bâng khuâng những ý nghĩ thoáng qua: không biết cô giáo có hiền không, bạn bè có thân thiện với tôi không.
Tôi sinh ra ở vùng quê gia đình làm nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương. Từ nhà tôi lên đến Bắc Ninh khá xa (khoảng 40km). 8h, chị chở tôi đến cổng trường.
Khi tôi làm xong giấy tờ, tôi và chị cũng thấy đói và mệt sau khi đi một đoạn đường dài. Tôi muốn mời chị một bữa ăn ngon, công chị đã vất vả đưa tôi đi nhập học.
Tôi thấy một quán phở bò ở gần cổng trường. Chị và tôi đỗ xe, bước vào trong quán, chủ quán là cô chú tầm 40 tuổi. Họ mời hai chị em tôi vào quán, thái độ rất thân thiện. Mùi thơm từ nồi nước dùng bay phảng phất trong quán bỗng chốc làm xua đi cái lạnh của trời thu và làm tôi thấy đói hơn.
Tôi gọi một bát phở bò, chị tôi gọi cơm rang. Khi chú chủ quán bưng tô phở đến bàn tôi, 123win city hương thơm bát phở tỏa ra ngào ngạt. Đó là mùi thơm ngậy của thịt bò cùng mùi thơm của hành lá, d oán x s min nam hm nay nước dùng hòa quyện vào nhau làm tôi háo hức xem hương vị có ngon không. Oa! Quả đúng là bát phở ngon nhất lần đầu tiên tôi được ăn.
Phạm Thị Mai sinh năm 1996, cách nhìn xuyên xóc a online hiện là sinh viên
Gia đình tôi kinh tế cũng khó khăn. Thường gia đình tôi nấu ăn sáng ở nhà và cùng ăn với nhau. Hôm nào bận không nấu ăn kịp thì mẹ cho bọn tôi tiền đi mua xôi hoặc bánh mì ăn sáng rồi đến trường. Lần ăn phở bò này là xa xỉ đối với tôi. Khi ăn xong, tôi thầm hứa với bản thân mình cố gắng kiếm tiền để bố mẹ cũng được ăn những tô phở bò ngon như thế này.
Khi nhìn lên bức tường trong quán đối diện chỗ tôi ngồi, tôi chợt thấy dán một tờ giấy cho thuê phòng. Tôi đang cần phòng nên hỏi chủ quán về tờ giấy đó. Chú bảo căn nhà ở trong ngõ này tầm 100m và bảo tôi liên lạc hỏi cho cụ thể.
Cũng nhờ ăn phở mà tôi tìm được một phòng trọ giá rẻ, chủ nhà rất vui vẻ, thân thiện. Hàng ngày tôi đi học qua quán phở, ngắm nhìn cây trứng cá quả đỏ rực trước cửa quán và ngửi mùi thơm của phở cũng cảm thấy hạnh phúc.
Tôi đã từng ước mơ sau này mở một quán phở nhỏ ở làng quê tôi, để tất cả người ở làng tôi đều có thể thưởng thức được những tô phở ngon hấp dẫn nhất. Tôi sẽ cố gắng vì ước mơ này và mong sớm có thể thực hiện được niềm đam mê với phở.
Cuộc thi viết Phở Việt trong mắt tôiNằm trong chuỗi hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam thuộc chương trình "Ngày của phở" do báo Tuổi Trẻ khởi xướng, cuộc thi viết "Phở Việt trong mắt tôi" được phát động nhân sự kiện Vietnam Phở Festival 2024, diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) ngày 5 và 6-10 vừa qua.
Cuộc thi dành cho du học sinh Việt Nam, sinh viên Hàn Quốc đang học tập trong các trường đại học tại Hàn Quốc, công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc và công dân Hàn Quốc; là nơi để họ chia sẻ những câu chuyện đáng nhớ về phở, những kỷ niệm về đất nước, con người Việt Nam hoặc Hàn Quốc gắn liền với món phở, kỷ niệm về một nhân vật có thật, gắn bó hoặc có ảnh hưởng với món ăn truyền thống này.
Những bài viết hay, ấn tượng có cơ hội nhận giải:
1 giải nhất: Trị giá 20.000.000 đồng.
1 giải nhì: Trị giá 10.000.000 đồng.
1 giải ba: Trị giá 5.000.000 đồng.
3 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích nhất (bài có số lượt like cao nhất trên Tuổi Trẻ Online): Trị giá 10.000.000 đồng.
1 giải cho người có nhiều bài dự thi nhất: Trị giá 5.000.000 đồng.
Ban tổ chức nhận bài dự thi trước 7-10-2024, dự kiến công bố giải vào ngày 12-12-2024.
Ngày của phở 12-12 là chương trình do báo Tuổi Trẻ khởi xướng và liên tục tổ chức từ năm 2017 đến nay. Từ năm 2018, ngày 12-12 chính thức được xác lập là "Ngày của phở Việt Nam".
Hiện "Ngày của phở" đã trở thành một hoạt động quảng bá văn hóa ẩm thực thường niên quan trọng, góp phần nâng tầm và lan tỏa mạnh mẽ món phở nói riêng, ẩm thực Việt Nam nói chung ra khắp thế giới.
Trong "Ngày của phở", rất nhiều hoạt động được tổ chức như: cuộc thi Ký ức về phở; Hiến kế phát triển Ngày của phở; Triển lãm phở và Hành trình trở về phở xưa; Bình chọn những quán phở được ưa thích nhất hay cuộc thi ảnh và viết Phở trong tôi...
Đặc biệt cuộc thi Đi tìm người nấu phở ngon với danh hiệu Hoa hồi vàng thu hút nhiều đầu bếp trẻ tham gia và đoạt giải. Nhiều tổ chức, đơn vị, quán phở nổi tiếng ở khắp cả nước đã cùng hưởng ứng, đồng hành quảng bá cùng Ngày của phở 12-12 trong suốt 7 năm qua.
Trang Trước:Du lịch 2024 tăng trưởng nhưng nhiều doanh nghiệp báo lợi nhuận sụt giảm
Trang Sau:Đà Lạt tràn ngập sắc màu trước thềm Festival hoa